Xây nhà là chuyện cả đời và việc chọn nguyên liệu đặc biệt quan trọng tạo nên sự bền vững lâu dài của ngôi nhà.
Khi lựa chọn vật liệu thì 3 nguyên tắc hàng đầu được nhắc tới phải kể tới: Tiết kiệm, bền vững, đồng bộ.
- Tiết kiệm: nên sử dụng vật liệu có sẵn ở địa phương, sử dụng đúng mục đích của từng loại vật liệu.
- Bền vững: nên chọn những vật tư có tính bề vững đảm bảo độ bền để gia chủ không phải bận tâm sửa chữa trong 3 năm đi vào sử dụng.
- Tính đồng bộ: Tùy vào mức độ bạn dự định đầu tư mà luawjc họn loại vật tư đồng bộ: trung bình, khá hay cực tốt.
Những điểm cần lưu ý trong việc lựa chọn nguyên vật liệu trong xây dựng:
1.Nước
Nước dùng trong xây dựng là nước sạch, thông thường là nước bạn dùng để sinh hoạt tỏng gia đình. Không sử dụng nguồn nước nhiễm chất phèn nặng, nước lợ hay nước nguồn gần các nhà máy hay xưởng sản xuất nhiễm hóa chất.
2.Cát
Cát xây dựng đẹp là nguồn cát sông, không nhiễm hóa chất hay nhiều bùn đất. Nhưng không phải nơi nào cũng chọn cát sông, người ta dùng nhiều từ cát đồi.
Cát hạt to thường được dùng để đổ be etoong, xây tường, lát gạch vì cốt liệu to sẽ cứng hơn. Cát mịn hạt nhỏ được dùng để trả hoàn thiện sẽ đẹp hơn.
3.Đất
Đất thường được dùng để đắp nền nhà, thường là đất sét hoặc đất thịt có pha cát
Nếu chỉ lấp cát và nong nước thì sẽ rất chặt nhưng những vùng đất yếu nhiều nước, bùn cần có biện pháp không để cát thoát đi hay chìm vào lớp trong bùn theo thời gian.
Thường gặp đất thuần sét ( màu vàng hoặc đỏ), nếu dùng đất sét để đắp nền nhà cần lưu ý một đặc điểm là đất sét sẽ trương nỏ ra khi gặp nước và khi no nước thì không cho nước thoát ra ngoài. Vì thế sẽ giữ lại những túi nước bên trong và khi khô chúng sẽ tạo thành những lỗ rỗng trong nền nhà. Tốt nhất là nên trộn thêm cát vào đất sét trước khi đem đắp.
4.Đá
Loại đá sử dụng trong xây dựng là đá 1x2 dùng để đổ bê tông, đá chẻ để xây móng
Đá dùng để đổ bê tông: là loại đá cỡ hạt 1x2 thường có màu xanh hay màu tím. Ở những nơi không có đá xay hoặc vì kết cấu không quan trọng có thể dùng loại sỏi nhỏ dùng chung với hạt cát lớn cũng được.
Đá dùng để xây móng nên chọn loại đá chưa phong hóa ( loại được lấy lớp trên bề mặt). Khối đá xây cần lưu ý độ ổ định, là sự kết nối giữa các viên đá, có thể dùng thêm đá 4x6, 5x10 để đảm bảo đặc tính này của khối xây.
Lưu ý: vữa xây khối đá thường dùng cát hạt to sẽ cứng hơn.
5.Gạch
Gạch cây thường là loại gạch đất sét nung 2,4 hoặc 6 lỗ
Muốn biết chất lượng viên gạch cần quan sát bên ngoài: mặt láng, bóng (chất lượng sét) và góc cạnh vuông vắn, màu đỏ đều (chất lượng nung). Và bên trong: đập vỡ viên gạch: hát sét mịn, đều, ít sạn, không có sự khác biệt nhiều giữa bên ngoài gạch và giữa viên gạch.
Nếu nhà chỉ toàn gạch, cần dùng loại gạch chịu lực như gạch đặc hoặc gạch có bề dày lớn. Nếu khung bê tông cốt thép, tường gạch chỉ có chức năng bao che cần lựa chọn loại gạch mỏng đảm bảo sự nhẹ nhàng nhất cho kết cấu.
Có thể dùng loại tường dày 20cm, hoặc 30 cm cho những nơi tiếp xúc ánh nắng bên ngoài và những nơi cần chống ồn.
Việc đảm bảo độ ẩm của viên gạch trước khi đem xây như tưới nước và giữ ẩm cho khôi tường xây ít nhất 2 giờ sau đó thường bị xem nhẹ hoặc bỏ qua. Việc này không đảm bảo khối lượng xây đạt cường độ sự liên kết giữa viên gạch và vữa xây.
6.Xi măng
Mặc dù xi măng ngày nay đều sử dụng PC40 tuy nhiên vẫn có thể phân thành 2 loại:
- Loại có cường độ cao, vữa sẽ rắn, mau khô, khả năng co rút lớn, dễ nứt,…thích hợp cho việc thi công phần khung, xây, lát nền…sẽ tiết kiệm hơn và kết cấu sẽ cứng Holcim, Nghi Sơn…
- Loại có cường độ thấp hơn, vừa dẻo, dễ làm, khả năng co rút ít,… thích hợp cho việc hoàn thiện bề mặt tường, các vị trí cần chống thấm Hà Tiên, Bỉm Sơn, Hoàng Thạch…
7.Thép xây dựng
- Thép tròn: thường có nhiều loại, phân biệt bằng cường độ chịu lực,… Nếu là kết cấu chính khung bê tông cốt thép, cần dùng loại thép có cường độ cao này. Nếu chỉ là những kết cấu giằng hoặc nhà cấp 4 bạn chỉ cần dùng loại thép thường, bạn sẽ tiết kiệm một khoản đáng kể.
- Cần phân biệt các loại thép: thép hộp và thép vuông dùng cho các cấu kiện trang trí như cửa, hiên, mái,… Loại thép này thường cường độ thấp chỉ dùng cho các cấu kiện có tính trang trí thôi. Khi sử dụng loại này cần cân nhắc cấu kiện có thể sơn phủ được không.
- Các loại thép dập, cuốn: hiện nay người ta thường dùng nhiều loại thép làm kết cấu mái hay xà gồ có hình chữ Z, C… Thực ra đây không phải là loại thép định hình được L. I, C, … hiểu trong xây dựng được cắt dập ra các hình dạng trên. Loại này không có các thông số tính toán nên thường dùng dư. Dùng loại này cũng cần lưu ý độ ổn định của kết cấu.
- Việc sử dụng thép loại này có nên mã kẽm hay không. Cần căn nhắc cấu kiện có phải hàn nhiều hay không? Cấu kiện có phải phủ sơn hay không?