Những ngôi nhà phố, nhà ống mọc lên san sát ở thành phố, cùng những con ngõ nhỏ, hẹp. Bởi vậy khi xây nhà ống thì người ta không khỏi băn khoăn về cách lấy sáng cho ngôi nhà chật hẹp, khiêm tốn về chiều rộng.
Với đặc trưng của những ngôi nhà ống, có mặt tiền nhỏ và sâu, hai bên là những ngôi nhà sát vào nhau.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên để thắp sáng vừa tiết kiệm về chi phí, vừa hạn chế được tình trạng ẩm mốc, mang lại năng lượng tươi mới thoải mái nhất cho gia đình. Hãy cùng Nhà Đẹp Đông A khám phá những cách thức lấy sáng từ mái nhà để mang lại hiệu quả cao nhất cho ngôi nhà.
Lấy sáng vào nhà bằng cách thiết kế giếng trời
Giếng trời được hiểu là khoảng trống thông từ trên mái xuống nền. Giếng trời là giải pháp lấy sáng cho ngôi nhà ống mặt tiền hẹp, chiều dài lớn mang lại ánh sáng và sự thông thoáng cần thiết cho ngôi nhà.
Việc thiết kế một khoảng không gian trên mái bằng kính cường lực có màu trong suốt hoặc là một loại kính mờ chắc chắn giúp ngôi nhà đón sáng tự nhiên, dễ dàng từ trên mái thông xuống các tầng. Là cách lấy sáng tự nhiên, không cần sử dụng đến đèn điện, mang sức sống tự nhiên cho không gian giúp tiết kiệm chi phí, thiết bị chiếu sáng. Hơn nữa, đây cũng là giải pháp thông gió cực kỳ hiệu quả cho nhà ống, nhà phố.
Hầu hết, những ngôi nhà phố hiện nay được thiết kế với những khoảng thông tầng, gắn liền với cầu thang, kết hợp trang trí tiểu cảnh thẩm mỹ làm tăng thêm tính nghệ thuật cho không gian. Đây là cách lấy sáng tự nhiên hiệu quả, giúp tiết kiệm điện năng thắp sáng. Đây cũng là cách lấy sáng cho cầu thang nhà bạn nếu bị tối.
Những điểm cần lưu ý khi lấy sáng vào nhà bằng cách thiết kế giếng trời.
Bạn có thể lựa chọn cách thiết kế giếng trời để tạo ra sự thông thoáng, đón gió mát, ánh sáng vào nhà thuận lợi.
Ngoài ra, với những ngôi nhà rộng, phía dưới chân giếng trời được thiết kế tiểu cảnh với hồ cá, vườn cây. Mang đến sự tươi mới, máy mẻ cho không khí trong nhà cùng tính thẩm mỹ cao.
Cần chú ý tới kích thước sao cho phù hợp nhất với diện tích, kiến trúc ngôi nhà. Nhà rộng thì giếng trời càng rộng. Nhà hẹp thì khoảng giếng trời sẽ được thiết kế nhỏ hơn để phù hợp mà không làm mất đi tính thẩm mĩ của cả ngôi nhà.
Vị trí đặt giếng trời là vị trí trung tâm, vị trí đỉnh của cầu thang, phía sau giáp tường ngôi nhà. Sở dĩ người ta đặt như vậy để ánh sáng được tràn đều ra khắp các không gian trong nhà.
Giếng trời được thiết kế với nhiều hình dáng như: hình tròn, hình vuông, hình trụ, hình bán nguyệt.
Yếu tố phong thủy tốt sẽ mang lại vượng khí tốt nhất.
Cách lấy sáng từ giếng rời có hướng tốt nhất là hướng Bắc, hướng này luôn mát mẻ. Nếu muốn xây giếng trời phía Đông hoặc Tây thì ngôi nhà đó sẽ nhận lượng nhiệt khá nhiều khi mặt trời mọc hay lặn, đặc biệt khi mùa hè đến cực nóng.
Nếu đặt giếng trời hướng
Do vậy, nếu thiết kế giếng trời hướng