Trang chủ » về Đông A » Tin tức sự kiện » Tin tức

Bố trí giếng trời trong nhà hợp phong thủy.

  Thứ Sáu, 14/12/2018 | 15:31 GMT+7

Theo quan niệm về phong thuỷ, vị trí đặt giếng trời có ảnh hưởng quan trọng đến tài lộc, sức khỏe của gia đình. Nếu khéo léo vận dụng phong thủy ngũ hành sẽ đem lại sự cân bằng, hài hòa về trường khí nội thất. Tuy nhiên nếu tùy tiện bố trí giếng trời sẽ mang lại điều không  may mắn cho gia chủ. Bài viết dưới đây được Nhà Đẹp Đông A tổng hợp và mang đến khách hàng những thông tin hữu ích trong việc bố trí thiết kế giếng trời khoa học, hợp phong thủy.

Giếng trời là gì?

Giếng trời làm một khoảng không gian thông theo phương đứng từ tầng trệt tới mái. Nó có thể có hoặc không trong công trình.

Giếng trời được coi là phương pháp tối ưu giúp lưu thông khí trong nhà, hút khí trời, ánh sáng vào bên trong ngôi nhà bạn.  Giếng trời được ứng dụng chủ yếu trong các công trình nhà ống hiện nay. Đem lại sự hài hòa, cân bằng về trường khí nội thất.

Vị trí đặt giếng trời

Giếng trời được đặt ở nhiều vị trí trong ngôi nhà bạn như: giữa nhà, cạnh cầu thanh, phòng ăn, nhà bếp,…Cho dù là ở đâu thì giếng trời vẫn đảm được quá trình lưu thông không khí trong nhà được thuận lợi, không bị cản trở. Tùy theo kích thước ngôi nhà mà người ta có cách tính toán, và đặt ở vị trí sao cho thích hợp nhất.

Lưu ý:

Giếng trời không nên đặt ở phía trước nhà, vì phần không gian trước nhà là phần đã được thoáng, và nhận ánh sáng tự nhiên.

Trong khi đó, phần sau nhà luôn bị tối, không có sự giao lưu giữa khí trời, ánh sáng tự nhiên với không gian bên trong. Bởi vậy lỗ thông thủy ở đây sẽ giúp tạo các lực hút gió, ánh sáng vào nhà. Tuy  nhiên hiện nay phổ biến hơn cả là giếng trời đặt ở giữa nhà tại khu vực cầu thang.

Một giếng trời hợp phong thủyphải đảm bảo được đặt ở cung tốt chẳng hạn như cung Tài Lộc, Cung Thiên mạng. Khi đặt giếng trời thì không có hướng cụ thể, tuy nhiên người ta thường kiêng kị, tránh hướng Bắc của ngôi nhà.

Xét về phương diện nội thất: Thông thường trong các thiết kế, kts vẫn kết hợp giếng trời với tiểu cảnh hay bể cá để tạo điểm nhấn cho không gian nơi đây. Hơn nữa còn tạo cảm giác gần gũi, và yêu quý ngôi nhà hơn với thiên nhiên nữa nhé.

Bố trí giếng trời theo ngũ hành

Vai trò của giếng trời trong phân bố và thông thoáng cho nhà. Giếng trời được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà.  Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời đặc trưng. Khi bố trí giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là gì, thuộc ngũ hành nào để từ có có sự điều chỉnh, và lựa chọn chất liệu sao cho phù hợp. Đối với những ngôi nhà thấp tầng, mà gia chủ lại không muốn đặt phòng thờ trên lầu cao thì giếng trời có mái là lựa chọn hoàn hào để đặt phòng thờ vừa tiện cho việc hương khói mỗi ngày mà không bị tác động của các không gian phía trên xuống bàn thờ bên tầng dưới.

Bố trí giếng trời theo dạng nhà và cấu trúc ngôi nhà

Nếu như ngôi nhà của bạn có hình dạng méo mó, thì vị trí đặt giếng trời thích hợp là ở các góc theo mệnh dạng hành Hỏa để trả lại hình vuông vức cho nội thất bởi theo quan niệm phong thủy thì Hỏa sinh Thổ.

Tuy không thoáng như giếng trời độc lập nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo thì khả năng luân chuyển khí vẫn tố và có thể tận dụng cầu thang để làm điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà.

Nếu diện tích là không lớn, cần tiết kiệm thì giếng trời có thể kết hợp với những ô trống trong nhà như giữa hoặc bên cạnh cầu thang. Vẫn đảm bảo khả năng luân chuyển nội khí được diễn ra và tận dụng vách cầu thang để làm điểm nhấn trang trí cho không gian thêm ấn tượng và đặc sắc hơn.

Trường hợp nhà có cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hay dạng cầu thang lệch tầng thì một giếng trời xiên được tạo nên thuộc hành Hỏa vừa thuận tiện về giao thông mà còn đảm bảo sự thông thoáng, tầm nhìn rộng cho ngôi nhà.
Còn nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mệnh Mộc có thể sử dụng suối nước và cây cảnh để có mệnh Thủy và Mộc tương sinh. Giếng trời nên ở dạnh thẳng đứng hoặc ống và trên đỉnh phải có mái che.

Còn nếu giếng trời đặt bên cạnh phòng an thuộc mệnh Mộc có thể dùng suối nước, cây cảnh để có Mộc và Thủy tương sinh.

Giếng trời được thiết kế bên phòng ngủ thì cách bài trí thiên về tính thủy và mộc bằng cách trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Giếng trời thường được thiết kế thoáng, sử dụng vật liệu gần gũi với thiên nhiên thuộc hành thổ, mộc, thủy kết hợp khung sắt nghệ thuật vừa bảo vệ vừa là điểm nhấn biến giếng trời trở thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.

 

Ý kiến về: Bố trí giếng trời trong nhà hợp phong thủy.

Tin Xem Nhiều