1. Cách phân bổ cấu trúc không gian của thiết kế nhà ống, nhà phố
Với thiết kế nhà ống, nhà phố người ta chia làm 2 kiểu bố cục chính:
Cách 1:
Đặc trưng chung trong các thiết kế nhà ống, nhà phố có mặt tiền nhỏ hơn 5m và dài hơn 12m thì bố trí thang, vệ sinh giữa nhà, 2 không gian phòng sinh hoạt chính nằm tại 2 đầu trước sau của nhà, nhằm mục đích tăng cường chất lượng môi trường với ánh sáng và không khó cho các không gian phòng.
Cách 2
Với những nhà phố có mặt tiền rộng hơn 5m và sâu từ 8 đến 12m thường bố trí thang lệch 1 bên để 2 phòng ngủ liền nhau sẽ vuông vắn và đẹp, kê đồ hợp lý. Thang và vệ sinh lệch một bên chia về 2 đầu nhà tạo nên một sảnh chung để đi vào 2 phòng ngủ.
Cách 3
Với những mẫu nhà phố có lợi thế diện tích rộng từ 10-15m và sâu từ 15-20m. Gia chủ nên lựa chọn phong cách thiết kế biệt thự phố kết hợp với cảnh quan sân vườn bao quanh. Với diện tích lợi thế, gia chủ có thể lựa chọn đa dạng hơn về phong cách, kiểu dáng biệt thự như: Biệt thự phố hiện đại, biệt thự phố cổ điển, biệt thự phố tân cổ điển. Tùy theo sở thích và gu thẩm mỹ của từng gia đình. Về số tầng, gia chủ có thể xây biệt thự phố cao từ 2 đến 4 tầng tùy theo khả năng tài chính của từng hộ gia đình.
Thiết kế nhà phố, hay thiết kế nhà ống là loại hình nhà ở có diện tích mặt bằng hạn chế, và kéo dài về phía sau. Bởi vậy, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho cuộc sống của gia đình thì nhà phố thường được thiết kế cao từ 3 đến 5 tầng. Cũng giống như các loại hình kiến trúc nhà ở khác đều không thể thiếu những không gian sinh hoạt chung như: 1 phòng khách + phòng ăn + 2 đến 4 phòng ngủ, phòng thờ, sân phơi. Tùy từng gia đình mà có sự phân chia, bố trí các phòng chức năng phù hợp.
2. Một số yêu cầu về thiết kế nhà phố, nhà ống theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 1:
Thiết kế nhà phố, nhà ống có tổng diện tích sàn của tất cả các tầng <200m2 và có chiều cao thấp hơn 3 tầng thfi không phải nhờ các đơn vị thiết kế có chức năng làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng.
Điều 2:
Còn đối với những công trình nhà phố, nhà lô có tổng diện tích sàn >200m2 và cao hơn 3 tầng thì bắt được phải thuê một công ty được nhà nước công nhận có đủ chức năng tư vấn,thiết kế kiến trúc và hỗ trợ lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng cho công trình nhà mình. Với các giấy tờ kèm theo bao gồm: Đăng kí kinh doanh; chứng chỉ hành nghề của kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng; kèm theo dấu chứng nhận của công ty kiến trúc đó vào bộ hồ sơ XPXD gồm có tất cả các bản vẽ thiết kế kiến trúc mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, chi tiết móng, mặt bằng cấp điện, nước liên quan công trình nhà phố, nhà lô.
3. Những ưu điểm về chi phí, diện tích đất để xây dựng nhà phố, nhà ống
Thiết kế nhà phố hay còn gọi bằng nhiều cái tên khác như thiết kế nhà lô phố, thiết kế nhà ống, thiết kế nhà liền kề,… Đây là loại hình kiến trúc nhà ở được sử dụng phù hợp với những lô đất diện tích nhỏ, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.
Tối ưu không gian sống
Những năm gần đây người dân càng quan tâm hơn về thiết kế không gian sống. Thiết kế nhà ống cũng yêu cầu kỹ hơn về không gian, công năng sử dụng, vị trí kê đồ nội thất, trần giản, đèn trang trí, giếng trời, tiểu cảnh gầm cầu thang, ban công, sân thượng,… Tranh đá, vách gỗ, giấy dán tường được sử dụng trong trang trí mang đến không gian sống sinh động. Tuy nhiên, phải phù hợp với yếu tố phong thủy nhà ở: hướng cửa đi chính, hướng bếp và ban thờ phải hợp tuổi gia chủ và nhìn về hướng tốt theo bát quái của gia chủ. Vệ sinh không được trên khu bếp nâu, số bậc thang trong nhà phải về cung sinh. Không nên kê giường quay đầu ra cửa đi hoăc cửa sổ. Đồng thời cũng tránh cửa đi vào nhà và ra sau nhà thông nhau theo một đường thẳng… Số đo cửa phải được thiết kế theo thước lỗ ban.
Trên đây kts Đông A tổng hợp và chia sẻ tới quý khách hàng cùng bạn đọc những kiến thức và những điều cần lưu ý khi thiết kế nhà phố. Những thông tin hữu ích này sẽ giúp định hình ý tưởng, phong cách, cũng như cách bố trí công năng nhà phố hợp lý cho công trình gia đình mình.